Cách pha rượu ngâm thảo dược khử mùi thịt dê

Thịt dê đã từ lâu là một món ăn đặc trưng của nước ta, nó rất phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người e ngại do chưa thật sự biết cách khử mùi từ dê. Vậy hãy cùng Vinh Hạnh Food tham khảo cách pha rượu để khử mùi thịt dê sau đây nhé.

Khử mùi thịt dê bằng rượu
Cách khử mùi dê bằng rượu ngâm thảo dược

1. Rượu thuốc quế

Trong Đông Y đã nghiên cứu rằng bất kì bộ phận nào của cây quế cũng đều sử dụng được, đặc biệt phần vỏ quế có nhiều dược tính nhất, nên khi ngâm rượu mọi người thường sẽ chọn vỏ quế hơn là những bộ phận còn lại.

Rượu quế hoa hồi đinh hương
Rượu ngâm với quế + hoa hồi + đinh hương

Nguyên liệu:

  • Vỏ quế khô: 500gr (bạn nên chọn vỏ quế dày, cay và có tính nóng cao)
  • Rượu: 2 lít có nồng độ 40
  • Bình thủy tinh dùng để ngâm rượu

Thực hiện:

Đầu tiên, bạn lấy phần vỏ quế cạo sạch lớp vỏ ngoài (nếu đó là quế thanh). Sau đó, bạn dùng rượu rửa sạch quế rồi cho vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.

Tiếp đến, bạn cho tiếp phần rượu trắng vào bình, canh để rượu xâm xấp mặt quế, đóng kín bình lại và để ngâm trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày có thể mang ra sử dụng.

Hoặc rang vàng vỏ quế, đập nhỏ 2-3 ngày là có thể sử dụng được.

Thực tế, rượu quế có thể ngâm càng lâu thì rượu càng tốt, không giới hạn thời gian.

Tác dụng của rượu thuốc quế:

Rượu quế có thể dùng để khử mùi hôi từ thực phẩm, đặc biệt là thịt dê hoặc nội tạng dê. Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên dùng theo tỉ lệ 2:1 súc miệng, nó sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn bám tại khoang miệng, chân răng, hỗ trợ mang lại hàm răng chắc khỏe và giữ được men răng tốt nữa.

2. Rượu hoa hồi

Có một số người chỉ biết hoa hồi (hay đại hồi hương) là một loại gia vị dùng để nấu ăn, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều công dụng trong việc khử mùi thịt dê và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như việc làm đẹp.

Hoa hồi
Hoa hồi

Nguyên liệu:

  • Bình thủy tinh để ngâm rượu
  • Hoa hồi (đại hồi hương)
  • Rượu trắng: 2 lít

Thực hiện:

Bạn chuẩn bị một bình thủy tinh đã rửa sạch sẽ và để thật ráo nước. Sau đó, bạn cho hoa hồi cùng rượu trắng vào bình theo tỉ lệ 1:10. Chú ý, bạn đậy nắp thật kín, không nên để không khí lọt vào. Nếu muốn ngâm rượu hoa hồi thành công, bạn nên dùng bình thủy tinh, chum vại nhé.

Sau khi cho nguyên liệu vào bình, bạn ngâm từ 1 tuần đến 10 ngày là có thể sử dụng, nếu để uống, nên ngâm rượu 1-2 tháng.

Tác dụng của rượu hoa hồi:

Bạn có thể dùng rượu hoa hồi để khử các loại thực phẩm tươi sống nặng mùi như thịt dê. Ngoài ra, hoa hồi còn rất tốt đối với những bạn có chiếc bụng yếu, vì nó giúp điều trị chứng đau bụng nữa đó. Hơn thế nữa, rượu hoa hồi còn giúp kích thích đường tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả, hàng ngày vào buổi sáng, bạn nên dùng 1 ly rượu hoa hồi để giúp hệ tiêu hóa được đào thải và hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng để tránh những tác hại không mong muốn nhé.

3. Rượu gừng

Ngoài những loại rượu đại hồi hay vỏ quế, rượu gừng hầu như rất phổ biến khi dùng trong món ăn hoặc để khử mùi cho thực phẩm tươi sống.

Rượu gừng
Rượu gừng

Nguyên liệu:

  • Rượu trắng: 2 lít
  • Gừng: 1 kg
  • Bình (hủ) thủy tinh rửa sạch và để ráo nước

Thực hiện:

Cách 1:

Bạn mang gừng cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch với nước, rồi đập dập gừng ra cho vào hủ thủy tinh để ráo và đổ rượu vào đậy kín nắp lại. Bạn nên cho rượu ngập hết lớp gừng bên trên và để trong khoảng thời gian 1 tháng với nhiệt độ luôn duy trì ở mức 25, đây là mức độ thích hợp để bảo quản rượu gừng. Đối với cách pha này, ngoài việc dùng khử mùi thực phẩm như thịt dê, bạn cũng có thể dùng trực tiếp.

Cách 2:

Đối với cách pha rượu thứ 2 sẽ nhanh hơn, nhưng chỉ hỗ trợ khử mùi hoặc chế biến thực phẩm, bạn không nên dùng trực tiếp nhé. 

Bạn mang gừng tươi đi nướng lên, sau đó xay nhuyễn ra và cho rượu trắng vào vắt lấy cốt gừng. Tiếp đến, bạn thoa trực tiếp hỗn hợp này lên thịt dê để khử mùi hôi. Với cách này, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 ít gừng (tầm 1-2 củ) thôi nhé.

Tác dụng của rượu gừng:

Ngoài việc dùng rượu gừng khử đi mùi hôi từ dê, tăng hương vị của món ăn khi chế biến, mà loại rượu này còn hỗ trợ rất tốt đối với vấn đề tiêu hóa hoặc trị cảm cúm, mệt mỏi, sốt. Hoặc bạn cho lượng nhỏ rượu gừng ra lòng bàn tay và xoa đều sau đó áp lên bàn chân hoặc vùng bụng sẽ giúp cơ thể ấm hơn hay giúp cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt, với những mẹ bầu có thể dùng rượu gừng để xoa bóp bụng trở nên nhỏ gọn hơn sau sinh.

Nhưng lưu ý, không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng với lượng nhỏ vừa đủ, vì nếu dùng quá nhiều, vượt qua định lượng an toàn sẽ dễ ngộ độc. Với phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng rượu gừng này, vì không tốt cho bầu sữa của con trẻ, rất dễ ảnh hưởng sức khỏe của con cùng mẹ. 

4. Rượu trà xanh

Dường như việc pha giữa 2 loại thức uống trà và rượu còn trở nên khá xa lạ, và chưa được nhiều người sử dụng. Nhưng chúng ta có thể kết hợp rượu cùng trà xanh để khử mùi thịt dê cũng khá hiệu quả đó.

Rượu trà xanh
Rượu trà xanh

Nguyên liệu:

  • Trà đặc: 1 ly nhỏ
  • Rượu trắng: ½ ly

Thực hiện:

Trà xanh bạn rửa sạch lá, vò nhẹ các lá lại (không vò nát), sau đó cho lá trà vào bình nước sôi, lắc đều rồi đổ nước này đi. Kế tiếp, bạn cho tiếp một lượng nước nóng khác vào bình, và ủ trà từ 15-20 phút. Cuối cùng, bạn cho nước trà và rượu vào chén khuấy đều hỗn hợp lên. Khi đã có hỗn hợp rượu trà, bạn thoa trực tiếp lên phần thịt dê để khử mùi, lưu ý sau khi thoa nên để thịt nghỉ khoảng 10 phút cho mùi dê được khử hầu hết nhé. 

Tác dụng của rượu trà xanh:

Mặc dù rượu trà giúp bay mùi hôi từ thịt dê hiệu quả, nhưng rất ít người sẽ dùng cách này, do tác dụng phụ của lá trà xanh khi kết hợp cùng thịt dê. Nguyên nhân do trong phần thịt dê chứa nhiều protein, còn trà xanh có chất axit tannic, nếu kết hợp nó sẽ phản ứng tạo ra hợp chất không tiêu hóa được, dễ gây chướng bụng, vừa mất đi chất dinh dưỡng còn dễ táo bón. Vì vậy, cách này hầu như không an toàn cho sức khỏe, nên bạn hạn chế sử dụng nhé.

5. Rượu đinh hương

Đinh hương (chi giải hương) là dược liệu quý không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc từ lâu đời. Phần lớn các tài liệu Đông y đều ghi nhận đinh hương có vị cay, tê, tính ấm và mùi thơm mạnh.

Nụ đinh hương
Nụ đinh hương

Nguyên liệu:

  • Nụ đinh hương khô: 20gr
  • Cây long não: 12gr
  • Rượu trắng: 250ml

Thực hiện:

Đem nụ hoa đinh hương và cây long não cho vào bình ngâm với rượu trắng đã chuẩn bị sẵn. Đậy nắp kín, ngâm trong khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được.

Tác dụng của rượu đinh hương:

Đinh hương có công dụng chữa trị: đau bụng, kích thích tiêu hóa, chữa phong thấp, lạnh tay chân, nhức mỏi, đau xương, lạnh tay chân, sát trùng răng miệng,… Chúng cũng được sử dụng để khử mùi thịt dê rất hiệu quả.

giao hàng tận nơi

Đặt mua online thịt dê, thịt cừu, dồi dê, thực phẩm tiện lợi,...

Vào shop

Lời kết

Qua bài viết trên là một số cách dùng để khử mùi dê dành cho bạn, đặc biệt là các bạn đầu bếp ở nhà hàng kinh doanh thịt dê, bạn có thể tham khảo. Hy vọng những bài đọc sau Vinh Hạnh Food sẽ mang đến nhiều bài viết hữu ích và nhiều mẹo nhỏ trong nấu ăn đến bạn nhé!


Xem thêm các bài viết khác:

Trả lời