Nuôi hữu cơ | Vinh Hạnh Food https://vinhhanhfood.com/nuoi-huu-co/ Nhà cung cấp thịt dê, thịt cừu, dồi dê sạch Wed, 10 Aug 2022 10:26:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://vinhhanhfood.com/wp-content/uploads/2022/06/favicon-vhf-48x48-1.png Nuôi hữu cơ | Vinh Hạnh Food https://vinhhanhfood.com/nuoi-huu-co/ 32 32 Thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch, đừng nhầm lẫn https://vinhhanhfood.com/thuc-pham-huu-co-va-thuc-pham-sach-su-nham-lan-chet-nguoi/ https://vinhhanhfood.com/thuc-pham-huu-co-va-thuc-pham-sach-su-nham-lan-chet-nguoi/#respond Tue, 16 Mar 2021 09:16:31 +0000 https://vinhhanhfood.com/?p=960 Thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch là 2 khái niệm dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn nhất. Đến tận bây giờ nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại thực phẩm này. Hãy cùng Vinh Hạnh Food phân biệt đơn giản 2 khái niệm này nhé.

Thực phẩm sạch hữu cơ
Phân biệt giữa thực phẩm hữu cơ với thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch là gì?

Thực phẩm sạch là thực phẩm thu được từ nguồn nuôi trồng, vẫn sử dụng các “đầu vào” là các chất hóa học như: thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất hóa học tổng hợp… Điểm khác biệt với các thực phẩm thông thường đó là hàm lượng những chất này luôn dưới mức cho phép, các quy trình được thực hiện đúng cách, theo đúng thứ tự, thời gian trong các giai đoạn như chăm sóc, thu hoạch. Chính vì vậy, nó không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng hay còn gọi là thực phẩm an toàn.

Thực phẩm hữu cơ là gì?

Khác với thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ đảm bảo tuyệt đối không sử dụng bất kỳ chất hóa học nào trong quá trình sản xuất, tất cả các thực phẩm đều có nguồn gốc tự nhiên. Sản xuất trong môi trường đòi hỏi các yếu tố:

  • Một hệ sinh thái đảm bảo.
  • Không được gần các nhà máy công nghiệp, không gần quốc lộ.
  • Tại vùng đất nền và nguồn nước có dư lượng kim loại, chất độc tự nhiên thấp.
  • Nguồn nước tưới và chăn nuôi phải là nước giếng sạch, không phải nước sông.
  • Nói không với các công nghệ biến đổi gen hay là nano.

Qua 2 khái niệm, phần nào bạn đã hình dung ra được những điểm khác biệt căn bản giữa hai loại thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch đó chính là việc sử dụng các chất hóa học. Điển hình trong các thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ đó là thịt. Khi chế biến sản phẩm được lấy từ thịt nuôi theo phương pháp hữu cơ người ta chia ra làm 2 loại thịt hữu cơ và thịt sạch trong đó:

Thịt hữu cơ

Thịt hữu cơ là sản phẩm thịt được nuôi trong môi trường tiêu chuẩn, cho ăn thức ăn hoàn toàn tự nhiên như: cỏ, lá cây, cây bụi cám ngô, cám gạo… Đồng thời, thức ăn không chứa hóc môn tăng trưởng, chất tăng trọng hay các chất tạo nạc, vì đó mà động vật khỏe mạnh, tăng trưởng tốt, sạch bệnh và không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Do vậy, thịt hữu cơ có hàm lượng protein cao hơn thông thường, tỷ lệ nước tự do thấp nên thịt chắc hơn.

Sườn dê phi lê
Thịt dê núi nuôi theo phương pháp hữu cơ

Thịt sạch

Thịt sạch là thịt phải đạt đủ 3 tiêu chuẩn sạch về: Lí học, hóa học và sinh học.

  • Lí học: trong thịt không được có lẫn những thành phần nào ngoài thành phần của thịt, ví dụ như mảnh kim hay kim loại gãy, bị giắt vào khi được tiêm, hay do vận động…
  • Hóa học: thịt không được có các chất tồn dư của thuốc, hay hóa chất mà vật nuôi ăn vào, ví dụ: kháng sinh, kim loại nặng, chì (Pb), Asen, thủy ngân (Hg)…
  • Sinh học: thịt không có kí sinh trùng: virus gây bệnh, giun, sán…

Có thể nhận thấy sự khác biệt giữa thịt hữu cơ và thịt sạch là:

  • Thịt hữu cơ bắt buộc là thịt từ những động vật được nuôi trong điều kiện thức ăn tiêu chuẩn, hoàn toàn tự nhiên và hữu cơ.
  • Thịt sạch không bắt buộc là sản phẩm được nuôi lớn trong điều kiện hữu cơ mà có thể cho ăn bằng nhiều nguồn thức ăn khác nhưng khi xuất chuồng và đưa sản phẩm ra thị trường thì phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn Lí – Hóa – Sinh như trên.

Hãy tham khảo sản phẩm thịt dê tươi của Vinh Hạnh Food để có được những món ăn được chế biến từ thịt dê được nuôi theo phương pháp hữu cơ đúng chuẩn.


Xem thêm bài viết khác:

]]>
https://vinhhanhfood.com/thuc-pham-huu-co-va-thuc-pham-sach-su-nham-lan-chet-nguoi/feed/ 0
Dê ăn những lá cây gì để nhanh phát triển? https://vinhhanhfood.com/de-an-nhung-la-cay-gi/ Tue, 16 Mar 2021 08:09:58 +0000 https://vinhhanhfood.com/?p=8819 Hiện nay việc chăn nuôi dê đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lợi nhuận thu được từ việc nuôi dê là rất cao mà không cần đầu tư quá nhiều vốn. Vậy con dê ăn những lá cây gì để phát triển nhanh nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để nắm được thông tin cụ thể rõ ràng hơn nhé!

Thức ăn cho dê từ các loại cây trồng

Dê ăn những lá cây gì
2 chú dê đang ăn cỏ tươi

Thức ăn cho dê từ các loại cây trồng bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê ăn được khi còn tươi xanh như: cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau, bèo… Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 – 85%). Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin rất quan trọng.

Dê còn có khả năng tự tìm các loại lá để tự chữa bệnh cho chính bản thân, hoặc tìm kiếm những cây có các chất mà cơ thể chúng đang cần mà các nguồn thức ăn khác không đáp ứng đủ. Không nên chăn thả dê cố định ở một bãi chăn. Khi chăn thả tự do nên tránh những nơi gần hồ nước, bãi chăn có vũng nước để hạn chế mức độ ô nhiễm giun sán của dê.

Có thể kết hợp trên bãi chăn với trâu, bò, cừu để tận dụng tối đa đồng cỏ tự nhiên, hạn chế được những bệnh của mỗi loại gia súc. Tuy nhiên khi chăn thả tự nhiên lượng thức ăn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của dê. Qua tính toán thời gian chăn thả trung bình trong 1 ngày chỉ khoảng từ 5 – 6 giờ, nếu chỉ chăn thả thôi thì dê chỉ ăn được khoảng 1/3 thời gian 1 ngày, còn lại phải nhịn nên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho chúng.

Do đó để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh ngoài việc chăn thả hợp lý còn nên bố trí diện tích đất trồng thích hợp để trồng các giống cỏ và cây cung cấp thức ăn cho dê. Có thể trồng cây thức ăn ngay trong vườn, quanh nhà, làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng, trên gò đồi. Nếu có đất đồng thì nên trồng xen canh với cây màu hoặc cây ăn quả.

Các loại cây cỏ ưa thích của dê

Dê ăn những lá cây gì
Dê ăn những lá cây gì để phát triển nhanh chóng

Cỏ voi (Elephant grass)

Là giống cỏ có năng suất cao, thân đứng thuộc họ Hòa Thảo, rễ chum, trồng bằng hom, cây cao 1,2 – 1,8m. Cỏ có năng suất cao, có thể thư cắt 6 – 8 lứa/năm, đạt 80 – 200 tấn/ha/năm tùy thuộc vào cách chăm sóc của bà con. Hàm lượng protein trung bình 8 – 9%. Thu hoạch có lúc còn non (dưới 30 ngày tuổi) hàm lượng protein cao hơn 10%. Lượng đường trong cỏ voi cao, trung bình 7 – 8%.

Cỏ Ghine

Cỏ ghine là giống cỏ họ Hòa Thảo thân bụi, rễ chum, cao khoảng 0,6 – 1,2m, sản lượng 60 – 80 tấn/ha/năm. Hàm lượng protein khoảng 7 – 8%, xơ thô 33 – 36%. Cỏ mềm, thích hợp cho chăn nuôi dê. Cỏ có khả năng chịu hạn và phát triển trong vụ đông hay trồng dưới tán cây khác.

Cỏ Pangola

Là giống cỏ thân bò, được trồng để thu cắt, thái để phơi khô làm thức ăn thô khô. Có thể thu hoạch 5 – 6 lứa/năm. Sản lượng chất xanh đạt 40 – 60 tấn/ha/năm. Lượng protein vật chất khô là 7 – 8%, xơ thô là 33 – 36%.

Cỏ Ruzi

Là giống cỏ lâu năm, thuộc họ Hòa Thảo. Cỏ có thân bò, rễ chùm, thân và lá dài mềm, có lông mịn. Cây có thể mọc cao 1,2 – 1,5m. Có khả năng chịu hạn khô và mọc tốt ở độ cao tới 2000m. Năng suất cỏ đạt 60 -90 tấn/ha/năm. Có thể thu cắt từ 7 – 9 lứa/năm.

Cây đậu Flemingia (đậu sơn tây)

Đây là giống cỏ chủ lực cho việc trồng để thu cắt phơi khô làm thức ăn cho dê. Hàm lượng chất dinh dưỡng vật chất khô từ 32 – 35%, protein 9 – 10%, xơ thô 27 – 29%. Là cây bụi thân gỗ, thuộc họ Đậu có rễ ăn sâu vào đất. Cây có thể mọc cao từ 3 – 3,5m. Là cây lâu năm có khả năng tái sinh rất tốt. Cây chịu hạn tốt, có thể trồng ở đất bạc màu, bị xói mòn hay độ chua cao nhưng không phát triển tốt ở nơi trũng hay ngập úng kéo dài. Năng suất chất xanh 55 – 60 tấn/ha/năm. Tỷ lệ vật chất khô của ngọn lá từ 25 – 28%, protein thô 16 – 18%.

Cây Trichanthera Gigantea (cây chè khổng lồ)

Đây là loại cây có thể sử dụng dạng tươi hay phơi khô làm thức ăn cho dê, đặc biệt trong vụ đông xuân. Là loại cây lâu năm, thân mọc thẳng, có nhiều mấu lồi, cây có thể phát triển quanh năm. Khi thân cây mọng nước lá cá màu nâu sẫm, giòn và hơi ráp. Cây ưa độ ẩm, chịu được bóng râm. Năng suất trung bình từ 80 – 90%, hàm lượng xơ 25%, protein thô 15 – 17%.

Cây kẹo dậu

Là cây lâu năm, thân bụi hay thân gỗ cao đến trên 10m. Cây có khả năng chịu hạn tốt và có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khô. Cây có thể sinh trưởng ở trên nhiều loại đất khác nhau. Năng suất chất xanh đạt 40 – 45 tấn/ha/năm. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của keo dậu khoảng 30 – 31%, protein thô 21 – 25%, xơ thô 17 – 18%, khoáng tổng số 6 – 8%, mỡ 5 – 6%. Có thể sử dụng ở dạng tươi hay phơi khô làm thức ăn cho dê rất tốt.

Trên đây Vinh Hạnh Food đã chia sẻ danh sách những lá cây mà con dê thích ăn để có thể sử dụng chăn nuôi dê tốt nhất hiện nay mà bạn nên biết. Bài viết có thể giúp bạn chủ động được các loại lá cho dê ăn hằng ngày mà không phải lo thiếu các loại cây, đồng thời giúp dê tăng cường sức khỏe toàn diện.

Nếu bạn có nhu cầu mua thịt dê thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn mua thịt dê sạch và tươi nhất nhé.

Xem thêm bài viết:

]]>
Cừu lấy thịt với cách nuôi đơn giản mà hiệu quả https://vinhhanhfood.com/cuu-lay-thit-voi-cach-nuoi-don-gian-ma-hieu-qua/ https://vinhhanhfood.com/cuu-lay-thit-voi-cach-nuoi-don-gian-ma-hieu-qua/#respond Tue, 16 Mar 2021 07:59:53 +0000 https://vinhhanhfood.com/?p=1156 Có nhiều giống cừu trên thế giới dùng để nuôi lấy thịt. Nhưng giống cừu nuôi lấy thịt ở Việt Nam là cừu lai và được nuôi nhiều nhất ở Ninh Thuận.

cừu con

Cừu con sau khi đẻ sẽ được nhốt vào cũi để đảm bảo sức khỏe và tăng tỉ lệ nuôi sống. Cũi có thể làm bằng nan tre hoặc gỗ, bản rộng 2-3 cm, cứng chắc và nhẵn. Các nan có khe hở 1 cm. Lúc này cừu được cho ăn cỏ băm nhỏ và tiêm dự phòng các loại bệnh. Cừu nuôi từ 1-2 tháng đạt trọng lượng khoảng 10 kg.

cừu lấy thịt

Đến giai đoạn sinh trưởng cừu thả ra ngoài môi trường để thích nghi và phát triển. Có thể áp dụng hình thức chăn thả 100%, bán chăn thả hay nhốt chuồng.

Phương pháp chăn thả 100% ít tốn kém cho người chăn nuôi. Nhưng cừu lâu lớn và đôi khi có mất mát, khó kiểm soát.

Hình thức nuôi nhốt chuồng áp dụng cho những vùng không có sẵn những khu đồng cỏ hoang. Mỗi ngày người nuôi phải cung cấp đủ cỏ lá và các loại phụ phẩm nông nghiệp như cậy đậu bắp, cây ngô,cây lúa, … cho cừu ăn no ngày ba bữa.

Nuôi nhốt cừu còn đòi hỏi nhiều công chăm sóc như vệ sinh chuồng trại, vệ sinh chung quanh khu vực nuôi. Sự tốn kém này khá lớn nhưng bù lại người nuôi có thể theo dõi sự sinh trưởng của từng cá thể vật nuôi.

Bán chăn thả là sự kết hợp cả 2 hình thức trên. Được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Cách này có nhiều ưu điểm như không tốn kém thức ăn nhiều(chỉ cần cho ăn bổ sung một bữa), công chăm sóc cũng tương đối nhẹ.

Tùy vào điều kiện đất đai chăn chả rộng hẹp mà người nuôi có nhiều phương pháp chăn nuôi cừu khác nhau. Để có hình thức chăn nuôi phù hợp.

Đàn cừu nuôi 5-6 tháng đạt trọng lượng 20- 30kg được bán thịt. Lưu ý trước 1 tháng cần ngừng tiêm thuốc và tiến hành tách bầy.

Vinh Hạnh food chuyên cung cấp thịt cừu thương phẩm, là đối tác của nhiều nhà hàng quán ăn trên toàn quốc.

]]>
https://vinhhanhfood.com/cuu-lay-thit-voi-cach-nuoi-don-gian-ma-hieu-qua/feed/ 0
Cách làm chuồng dê/cừu hữu cơ nhanh nhất https://vinhhanhfood.com/cach-nhanh-nhat-de-lam-chuong-de-cuu-nuoi-huu-co/ https://vinhhanhfood.com/cach-nhanh-nhat-de-lam-chuong-de-cuu-nuoi-huu-co/#respond Tue, 16 Mar 2021 07:44:56 +0000 https://vinhhanhfood.com/?p=948 Ngày nay, dê/ cừu được biết đến ngày càng nhiều. Dê/ cừu là động vật dễ nuôi, ít bệnh tật nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nuôi dê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như điều kiện môi trường sống, hệ thống chuồng trại

chuồng dê/cừu nhìn từ bên trong
Chuồng dê/cừu nhìn từ bên trong

Cách làm chuồng trại của dê/cừu

Cách làm khá đơn giản so với các loại vật nuôi khác. Đồng thời khi làm chuồng cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Chuồng nuôi phải cao ráo, tránh những bất lợi thường gặp do thời tiết
  • Tránh được mọi rủi ro từ bên ngoài ( trộm cắp, thú hoang…)
  • Không gây nguy hại đến cây trồng khác
  • Thuận lợi trong việc thu gom phụ phẩm nông nghiệp

Yêu cầu kỹ thuật khi làm chuồng dê/cừu

  • Làm cách xa nhà 15-20m để đảm bảo vệ sinh
  • Làm chuồng dê/cừu dạng sàn, khe hở của sàn phải theo nguyên tắc nhất định, thường chỉ hở khoảng 1-1,5 phân, chỉ vừa đủ để phân và nước tiểu của dê/cừu lọt xuống dưới nền. Không hở to qua dê/cừu sẽ bị kẹt móng và sinh ra bệnh khó lành.
  • Tuyệt đối không làm chuồng theo hướng Đông Bắc vì đây là hướng đón gió Đông Bắc khi mùa lạnh về.
  • Mái của chuồng dê/cừu có thể lợp bằng tôn, tranh hoặc là ngói. Đặc biệt, khi trời mưa gió, nên che chuồng bằng bạt để đảm bảo dê không bị gió hoặc mưa ướt.
  • Máng ăn phải thiết kế cao lên khoảng 0,5m so với sàn chuồng, vì dê/cừu thích ăn ở trên cao và tránh thức ăn bị rơi rớt xuống dưới ( dê sẽ không ăn thức ăn đã rơi xuống dưới sàn).

    Cách làm chuồng dê/cừu
    Máng để thức ăn
  • Máng uống cũng phải cao hơn sàn chuồng khoảng 0,3m.
  • Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại, không để thức ăn và nước uống đọng đến ngày hôm sau.

Để đàn dê/cừu phát triển toàn diện, chuồng dê/cừu nên có 1 khoảng sân chơi cho dê/cừu, được thiết kế trước cửa chuồng dê/cừu. Khuôn viên này cần tối thiểu 1,5m2/con. Nền có thể tráng xi măng hoặc là nền đất nhưng phải được nện cho chắc. Bao quanh sân phải có hàng rào, có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới B40.


Xem thêm

]]>
https://vinhhanhfood.com/cach-nhanh-nhat-de-lam-chuong-de-cuu-nuoi-huu-co/feed/ 0
Làm giàu từ khâu chọn dê giống để chăn nuôi https://vinhhanhfood.com/chon-de-giong-de-chan-nuoi/ https://vinhhanhfood.com/chon-de-giong-de-chan-nuoi/#respond Tue, 16 Mar 2021 05:40:31 +0000 https://vinhhanhfood.com/?p=1021 Ở nước ta, con dê vốn là loài vật nuôi quen thuộc với bà con nông dân. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt, có thể tận dụng nguồn thức ăn vốn có, phụ phẩm của ngành nông nghiệp để giảm tối đa chi phí trong chăn nuôi.

Dê núi Ninh Thuận
Dê núi Ninh Thuận

Trước tình hình thực phẩm bẩn ngày càng gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng, việc lựa chọn những sản phẩm sạch, an toàn đang được ưu tiên hàng đầu, dê là một trong những loài vật nuôi được cho là có lượng thịt sạch, ít nhiễm bệnh nhất. Do đó, mô hình nuôi dê đang dần trở thành hướng đi bền vững cho bà con nông dân.

Để việc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ gia đình cần trang bị kỹ cho mình kiến thức về những giống dê và mục đích sử dụng của từng loại. Hãy cùng Vinh Hạnh Food tìm hiểu về các giống dê hiện nay ở nước ta nhé!

Các giống dê chính hiện có ở Việt Nam

Có rất nhiều giống dê đang được chăn nuôi ở Việt Nam, trong bài viết này Vinh Hạnh Food giới thiệu 4 loại dê được nuôi phổ biến nhất với lượng cá thể lớn trong đàn.

1. Dê địa phương (dê cỏ)

Thường có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng. Phù hợp để chăn nuôi lấy thịt.

– Khối lượng cơ thể:

  • Sơ sinh: 1.7 – 1.9 kg.
  • Trưởng thành: 30 – 35 kg.

– Khả năng cho sữa: 250-370 gram/ngày, thời gian cho sữa trong khoảng từ 90-105 ngày.

– Khả năng sinh sản:

  • Phối giống lần đầu: lúc 6-7 tháng tuổi.
  • Đẻ trung bình: 1.3 con/lứa, 1.4 lứa/năm.

2. Dê Bách Thảo

Lông thường có màu đen, loang sọc trắng, tai cụp xuống. Là loại hiền lành, kiêm dụng sữa và thịt, phù hợp với phương thức nuôi nhốt tại chuồng hoặc kết hợp giữa nuôi nhốt và nuôi thả.

Dê bách thảo
Dê Bách thảo

– Khối lượng cơ thể:

  • Con cái: 40 – 45 kg
  • Con đực: 75 – 80 kg
  • Sơ sinh: 2.6 – 2.8 kg

– Khả năng cho sữa: 1.1 – 1.4 kg/ngày, thời gian cho sữa 148-150 ngày.

– Khả năng sinh sản:

  • Phối giống lần đầu: lúc 7-8 tháng
  • Đẻ trung bình: 1.7 con/lứa, 1.8 lứa/năm.

3. Dê Jumnapari (dê Ấn Độ)

Màu lông trắng tuyền, chân cao. Là loại háo ăn, có khả năng chịu nhiệt tốt trong điều kiện thời tiết nóng khắc nghiệt.

– Khối lượng cơ thể:

  • Con cái: 40 – 45 kg
  • Con đực: 70 – 80 kg
  • Sơ sinh: 2.8 – 3.5 kg

– Khả năng cho sữa: 1.3 – 2.5 kg/ngày, thời gian cho sữa 180-185 ngày.

– Khả năng sinh sản:

  • Phối giống lần đầu: lúc 8 – 9 tháng
  • Đẻ trung bình 1.3 con/lứa, 1.3 lứa/năm.

4. Dê Beetal

Có màu lông đen tuyền hoặc lan trắng, tai to, dài cụp xuống. Là giống dê háo ăn, hiền lành và đặc biệt dễ nuôi.

– Khối lượng cơ thể:

  • Con cái: 40 – 45 kg
  • Con đực: 75 – 80 kg
  • Sơ sinh: 3.0 – 3.5 kg

– Khả năng cho sữa: 1.7 kg/ngày, thời gian cho sữa 190-200 ngày.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay còn có một số giống dê khác như Boer, Bách Bor…

Đối với dê nuôi lấy thịt, chất lượng của thịt còn phụ thuộc vào phương pháp chăn nuôi, nguồn thức ăn…

Sườn dê phi lê
Sườn dê phi lê

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích cho việc nuôi dê theo phương pháp hữu cơ, hãy đồng hành cùng chúng tôi nhé. Vinh Hạnh Food luôn chào đón bạn.

Vinh Hạnh Food chuyên cung cấp thịt dê nuôi hữu cơ, chăn thả tự nhiên tại Ninh Thuận. Thịt dê tươi, đỏ, thơm, mềm và đặc biệt ít mỡ. Chúng tôi là đối tác của nhiều nhà hàng, quán lẩu dê, quán nướng khắp cả nước.


Xem thêm bài viết khác:

]]>
https://vinhhanhfood.com/chon-de-giong-de-chan-nuoi/feed/ 0