Cừu thuộc loài gia súc nhỏ nhai lại có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Úc, Nam Phi. Cừu được nuôi với mục đích lấy thịt cừu, lông cừu, sữa cừu, da cừu và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Vậy có bao nhiêu loại cừu được nuôi ở Việt Nam.
Những giống cừu được chăn nuôi tại nước Việt Nam trước tiên, đa số là cừu giống của Trung Quốc. Do hợp khí hậu nên dễ nuôi, sinh sản tốt, nhưng chúng đều có nhược điểm là nhỏ con, nuôi chủ yếu lấy thịt. Còn những giống cừu của châu Âu do người Pháp và người Ấn Độ nhập về nuôi tuy là lớn, nhưng đa số giống lại không hợp với khí hậu nước ta nên hay tật bệnh, nuôi cũng không lợi.
Giống cừu CHAN TOUNG
Giống cừu CHAN TOUNG, còn được gọi là giống cừu Hồng Kông. Tuy nhiên xuất xứ của chúng ở tỉnh Chan Toung, nằm ở vùng đông bắc nước Trung Hoa. Cừu Chan Toung có vóc dáng lương đối cao to, cừu đực có thể cân nặng 45kg và cao khoảng 65 cm, đa số sắc lông màu trắng, đầu và cổ dài, mũi gồ, đùi nở nang nhiều thịt. Chỉ tiếc một điều là giống này không mấy hợp với phong thổ của ta nên khó nuôi.
Giống cừu YUNAM
Giống cừu YUNAM, được nuôi nhiều ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc, cũng được du nhập vào nước ta cùng thời với cừu Chan Toung.
Cừu Yunam có nhiều sắc lông, có con đen tuyền, có con lông trắng nhưng cũng có con lông vá đen trắng hoặc vàng, nâu. Đầu to, mũi gồ, thân cao khoảng 60cm nhưng mình mỏng, đùi nhỏ nên thể trạng của cừu đực chỉ khoảng trên dưới 30kg, còn cừu cái khoảng 25kg. Thịt cừu Yanam lại không ngon vì ít mỡ.
Dù giống cừu này hợp với phong thổ của ta, nhưng nuôi không cho lợi nhiều nên đa số nông dân ta thời trước không chọn nuôi.
===>> Xem thêm: Lựa chọn trang trại nuôi cừu bỏ sỉ cho nhà hàng, quán ăn TP.HCM
Giống cừu Kélantan
Giống cừu Kélantan, xuất xứ tại tỉnh Kélanian của bán đảo Malacca thuộc Malaysia. Cừu Kélantan là giống nhỏ con như cừu Yunam, có sắc lông màu vàng hoặc trắng, đẩu nhỏ, cổ ngắn, thân thấp, đùi ngắn và nhỏ nên ít thịt.
Tuy vậy, đây là giống cừu nuôi rất thành công tại nước ta, vì chúng hợp thủy thổ nên ít tật bệnh, lại không kén ăn và sinh sản tốt. Đối với với hai giống cừu Chan Toung và Yunam thì cừu Kélantan tuy ít thịt nhưng thịt lại thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng, do đó mới được nhiều người chọn nuôi.
Giống cừu lai
Giống cừu lai: Các nhà chăn nuôi của Việt Nam nghĩ đến việc cho lai tạo giữa giống cừu châu Âu cao to, nặng cân, với giống cừu Kélantan để tạo ra giống cừu lai có thể trọng tương đối lớn lại dễ nuôi vì hợp với phong thổ.
Trong việc lai tạo này, người ta dùng cừu đực là giống của châu Âu cao to, nặng khoảng 70kg, cho phối giống với cừu cái Kélantan (nhỏ khoảng 30kg), để có đàn con lai nặng trên dưới 50kg. Đã thế giống cừu lai này lại mang đặc tính tốt của mẹ là dễ nuôi, hợp thủy thổ…
Xem thêm: Cừu lấy thịt với cách nuôi đơn giản mà hiệu quả
Giống cừu Phan Rang
Giống cừu Phan Rang: giống cừu hiện được nuôi nhiều ở các tỉnh thuộc miền Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận và rải rác ở một số địa phương khác được coi là giống cừu lai duy nhất còn lại tại nước ta, và được đặt tên là giống cừu Phan Rang.
Cừu Phan Rang có thể trọng trung bình, con đực nặng khoảng 45kg, con cái nặng khoảng 40kg. Giống này thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu nang nóng gần như quanh năm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Cừu Phan Rang dễ nuôi, sinh sản khoảng hai năm ba lứa, nuôi con giỏi và ít tật bệnh.
Những năn gần đây, do đời sống kinh tế xã hội được nâng lên, nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao tăng lên đáng kể, trong đó có thịt cừu, được coi là những sản phẩm quý hiếm, chất lượng cao, thơm ngon và bổ dưỡng.
Thịt trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cừu phong phú, đa dạng và rất ổn định. Không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, hiện còn rất khan hiếm, kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Vậy là bạn đã biết Việt Nam có bao nhiêu loại cừu và loại cừu nào được ưa chuộng nhất. Nếu bạn muốn mua thịt cừu thì liên hệ ngay với Vinhhanhfood.com chúng tôi để đặt hàng ngay nhé !
Tham khảo thêm các bài viết sau: