Chân dê có tác dụng lợi sữa cho các mẹ bầu sau khi bị ít sữa. Cháo chân dê được xem như là món thần dược cho các mẹ, món ăn được chế biến khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không chế biến đúng cách sẽ làm món cháo bị hôi, cực kì khó ăn. Vinh Hạnh Food sẽ hướng dẫn bạn nấu cháo chân dê đúng cách.
Nguyên liệu nấu cháo chân dê
- Chân dê: 3 – 4 cái
- Gạo nếp: 1/2 chén
- Thông thảo: 15g
- Hạt sen: 25g
- Ý dĩ: 25g
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Chanh tươi: 2 quả để khử mùi hôi thịt dê
- Gia vị gồm dầu ăn, muối, mắm, đường…
Cách thực hiện nấu cháo chân dê
Bước 1: Để nấu cháo chân dê không bị hôi bạn cần phải sơ chế, khử mùi hôi của chân dê. Bạn có thể làm như sau:
+ Chân dê đem thui vàng, rồi dùng dao cạo sạch lông một lần nữa, chặt bỏ phần móng nhọn rồi rửa sạch.
+ Cho vào bát với 1 thìa dầu ăn, vắt vào 2 quả chanh, dùng tay bóp, trộn thật đều và dùng túi nilon bọc kín miệng bát, cho vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 3 – 4 tiếng trước khi sơ chế.
Bước 2: Trong lúc đợi khử mùi hôi chân dê. Bạn đem gạo vo sạch, rồi cho vào bát ngâm với nước sạch chừng 30 phút cho gạo mềm, nấu sẽ nhanh nhừ hơn.
Bước 3: Tiếp tục thực hiện. Lấy chân dê từ tủ lạnh ra, rửa sạch lại một lần nữa. Cho vào nồi và 500ml nước sạch, với gừng đập dập, rồi luộc qua khoảng 3-5 phút, rồi đổ nước luộc đi.
Bước 4: Bạn cho chân dê vào nồi, rồi cho ngập nước chân dê. Đem lên bếp ninh khoảng 60 phút cho chân dê chín mềm.
Bước 5: Khi chân dê chín, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào nồi như thông thảo, hạt sen, ý dĩ, gạo nếp vào ninh cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín mềm là xong. Nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và thường thức.
Hàm lượng dinh dưỡng của thịt dê với bà bầu
Trong thịt dê có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như các nhóm vitamin B, K, E, Protein, Acid Amin, các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi… Axit béo omega 3, omega 6 và nhiều chất có lợi khác cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
1 đánh giá cho Chân dê làm sạch