Mẹ bầu ơi, lưu lại ngay chế độ dinh dưỡng mẹ bầu khỏe bé ngoan

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều kiện cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Một chế độ ăn lành mạnh cần phải kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng sao cho mẹ khỏe bé tốt. Vậy làm thế nào?  Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài này nhé.

Tháp dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

1, Tam cá nguyệt thứ nhất: dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu

Ba tháng đầu tiên luôn cực kỳ quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của bé sau này. Mặc dù hiện tượng phát triển của bé chỉ thể diện ở 1 vài dấu hiệu bên ngoài.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại viện dinh dưỡng quốc gia, dinh dưỡng trong 3 tháng đầu các mẹ bầu nên có chế độ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, dễ tiêu hóa như trứng, sữa và các loại thịt đỏ.

Thai nhi 3 tháng tuổi và các loại thực phẩm cần thiết

Trong khoảng thời gian này năng lượng của các mẹ bầu thường cao hơn 350kcal so với người bình thường. Vậy nên các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sẽ thay đổi khác nhau:

Chất đạm: Lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể chiếm từ 85-90g/ngày tăng cao hơn bình thường khoảng từ 10-15g/ngày

Vitamin và khoáng chất:

  • Vitamin A thường chiếm khoảng 600mcg/ngày
  • Vitamin D: 5mcg/ngày
  • Vitamin C

Sắt: 30-60mg/ngày: thiếu sắt trong quá trình mang thai dẫn đến thiếu máu là vấn đề thường sảy ra khi mang thai, quá trình thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như dẫn đến các hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn ở các mẹ bầu.

Acid folic bổ sung khoảng 400mg/ngày: đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển não bộ và cột sống của thai nhi trong giai đoạn hình thành.

Canxi: trong 3 tháng đầu việc cung cấp không đủ lượng canxi cần thiết cho thai nhi phát triển thì cơ thể mẹ sẽ bị bào mòn làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh loãng xương sau khi sinh.

Kẽm: chiếm từ 10-15mcg/ngày

Iod thường chiếm từ 180-200mcg/ngày

Trong 3 tháng đầu tiên các bà mẹ trẻ thường hay có triệu chứng ốm nghén, tùy vào thể trạng của mỗi người mà quá trình ốm nghẹn có thể nặng hoặc nhẹ. Nguyên nhân dẫn đến thai nghén thường do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai.

Ốm nghén thai kỳ

Nghén nhẹ: có triệu chứng nôn, buồn nôn… nhưng sau đó vẫn có thể ăn uống bình thường. Vì vậy, những lúc không bị nghén các mẹ bầu phải tranh thủ ăn để bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi, kết hợp với nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Nghén nặng: biểu hiện ói nhiều, suy nhược dẫn đến không thể ăn uống được gì, trong trường hợp này các mẹ bầu nên đến trung tâm y tế để được sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ việc ăn gì để có thể giảm ốm nghén mà vẫn đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé luôn là vấn đề băn khoăn của các mẹ bầu.

Rau xanh đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như: cải bó xôi, cải xanh, súp lơ… luôn chứa hàm lượng acid folic cao. Bên cạnh rau xanh, các loại củ như: cà rốt có chứa beta caroten giúp phát triển hệ thống các giác quan và tránh các dị tật không mong muốn sau khi sinh.

Rau xanh tốt cho mẹ bầu

Các loại trái cây nhiều múi: các loại trái cây như cam, quýt, bưởi… luôn chứa 1 lượng lớn vitamin C có tác dụng hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể.

Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào mà nó còn là nguồn bổ sung vitamin D hiệu quả cho thai nhi

Trứng cho mẹ bầu

Cá hồi: luôn đứng đầu trong các loại cá có độ an toàn cao cho phụ nữ mang thai, trong cá hồi chứa 1 lượng lớn các loại vitamin và đặc biệt nó còn là nguồn cung cấp omega -3 dồi dào.

Đậu phộng: trong đậu phộng có chứa hầm lượng lớn protein và các chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc ăn nhiều đậu phộng sẽ dẫn đến đầy hơi, nặng bụng… không tốt cho các bà bầu.

Thịt bò: là nguồn bổ sung chất đạm hiệu quả trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nhớ kỹ nên nấu chín để đảm bảo sức khỏe trong thời gian mang bầu nhé.

Quá trình 3 tháng đầu của thai phụ thường chưa ổn định. Chính vì vậy các mẹ bầu cần phải chú ý để có thể tránh các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe:

Thực phẩm cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Không nên sử dụng quá nhiều nước lạnh, nước đá, dưa hấu, thơm, kem, nước dừa tươi, nước mát…Vì các loại thực phẩm này mang tính nhiệt mà trong thời gian này hệ miễn dịch của các mẹ bầu bị suy giảm, dẫn đến việc kích thích rối loạn tiêu hóa gây ra táo bón, mệt mỏi, đầy hơi… Nghiêm trọng hơn hết nó còn ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung dẫn đến động thai, sảy thai.

Các loại cá: cá ngừ, cá bơn, cá kiếm…Vì các loại cá này chứa hàm lượng lớn thủy ngân không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Các loại rau: rau ngót, rau răm, ngãi cứu, rau sam…Ăn nhiều rau này thường dẫn đến việc thiếu máu và khiến cơ tử cung co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

2, Tam cá nguyệt thứ 2: dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Đến giai đoạn này, các mẹ bầu đã vượt qua khỏi giai đoạn thai nghén chuyển qua quá trình tẩm bổ để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Ở giai đoạn này các mẹ bầu cần tăng khoảng từ 4-5kg, Vậy nên các mẹ bầu cần phải ăn nhiều hơn so với mức bình thường. Vì nhu cầu của người bình thường 2500kcal/ngày trong khi các mẹ bầu cần từ 3000-3500kcal/ngày.

Chu kỳ phát triển của thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tháng thứ 4 mẹ bầu cần tăng : 0,5-1kg

Tháng thứ 6: 2kg trở lên

Nguyên tắc cho dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

a. Bổ sung chất đạm

Từ tháng thứ 4 trở về sau, cả mẹ và thai nhi cần có nguồn dinh dưỡng chất lượng cao mà nguồn dinh dưỡng này không đến từ các loại thực phẩm chế biến sẵn. Các mẹ cần phải có chế độ ăn lành mạnh, các chuyên gia dinh dưởng khuyên các mẹ cần phải bổ sung thêm 30-70 mg/ngày.

Giàu protein cho mẹ bầu

Nguồn bổ sung chất đạm tốt nhất thường từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa, và thịt gia cầm. ngoài ra còn có các loại đậu, ngũ cốc cũng là nguồn chứa protein dồi dào.

b. Bổ vitamin và khoáng chất

Thiếu bổ sung sắt có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu ở các bà mẹ bầu ở giai đoạn quan trọng này. Thiếu máu dễ dẫn đến sinh non, hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh. Vì thế, bổ sung sắt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ là điều cần phải làm ngay. 30-60mg/ngày là lượng sắt hàng ngày cơ thể mẹ bầu cần hấp thụ.

Thực phẩm giàu vitamin
  • Nguồn bổ sung chất sắt thường là gan động vật, các loại thịt có màu đỏ.
  • Canxi: 1200mg/ngày nguồn cung cấp chủ yếu là từ tôm, cua, cá loại cá nhỏ…
  • Kẽm; 10-15mg/ngày từ tảo biển, hải sản…
  • Iod: cần được bổ sung từ bột canh, bột nêm…

Những thực phẩm nên tránh:

Thực phẩm cần tránh cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Hạn chế sử dụng các loại gia vị: tiêu, ớt, ngũ vị hương… Vì hầu hết những loại nguyên liệu này đều có tính nóng, dễ gây mất nước, rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Chất kích thích: bia, rượu, cà phê , khói thuốc và các loại thức uống có cồn… Bởi vì chúng không tốt cho các mẹ bầu. Trong quá trình chuyển hóa, các chất kích thích này sẽ vượt qua hàng rào xâm nhập vào cuốn rốn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Đồ ngọt: ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tiểu đường thai kỳ và có thể theo bà mẹ sau khi sinh.

Tránh dùng các sản phẩm thực phẩm có chứa chất bảo quản vì chúng có thể gây hư thai, sảy thai và dị tật.

3, Tam cá nguyệt thứ 3: dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

3 Tháng cuối thai kỳ

Nhu cầu về dinh dưỡng cho các mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ không khác 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, ở 3 tháng này cần phải tăng thêm khẩu phần trong bữa ăn để đảm bảo em bé hấp thu và phát triển tốt.

Ở giai đoạn này. Mẹ bầu cần nạp thêm khoảng 2500 – 3000kcal mỗi ngày để có thể tăng khoảng 6 – 7kg, đảm bảo cơ thể mẹ có thể tăng khoảng từ 12 – 15kg trong suốt quá trình mang thai.

Chỉ riêng giai đoạn này, bà mẹ cần nạp đến 2.500kcal tương ứng với trọng lượng cơ thể tăng khoảng 6 – 7kg, để đảm bảo cho mẹ tăng khoảng ít nhất 12kg trong suốt thai kỳ và dự trữ trong cơ thể khoảng 4kg chất béo, tương ứng 3.600kcal dành cho việc phục hồi cơ thể, sản xuất sữa và nuôi con bú sau sinh.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, vì thai nhi đã lớn, có thể chèn ép cơ hoành, đè lên các bộ phận như dạ dày, ruột, bàng quang, …khiến thai phụ có cảm giác mệt mỏi, lười ăn, thậm chí bị ói, táo bón, và đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng cuối lại cần phải đảm bảo đủ cho thai phụ đủ sức “vượt cạn” và nuôi con sau khi sinh.

Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 cuối là 70gr/ngày.

Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.

Thực phẩm giàu canxi

Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).

Thực phẩm giàu chất béo

Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau giền, rau khoai, rau bí), thịt đỏ( thịt cừu, thịt bò…)

Gợi ý thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Cá da trơn: cá da trơn được đánh giá là sản phẩm tốt cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Hàm lượng dinh dưỡng trong cá da trơn luôn cao hơn các loại hải sản khác. Đặc biệt các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới luôn khuyên dùng vì chúng chứa ít thủy ngân nhất. Axit béo O mega – 3 (DHA) giúp hỗ trợ trí não cho bé luôn ở mức cao.

Cá da trơn Việt Nam

Trái cây giàu vitamin C: Các loại quả như cam, quýt cung cấp một lượng lớn Vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời hỗ trợ sự phát triển của xương, răng cũng như nuôi dưỡng các tế bào DNA.

Trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho mẹ bầu

Thịt cừu: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt cừu có chứa nhiều vi chất tốt cho sức khỏe như: canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, vitamin D, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12, Omega -3, 6, protein, nước… tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu.

Thịt cừu fille
Thịt cừu fille

Protein trong thịt cừu là loại protein chất lượng cao, chứa tất cả các acid amin thiết yếu để cơ thể tăng trưởng và duy trì sức khỏe tốt. Hàm lượng protein của thịt cừu nạc đã nấu thường chiếm khoảng 25 – 26%.

Thịt cừu chứa lượng chất béo dao động từ 17 – 21%, bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa với số lượng tương đương. Chất béo chuyển hóa có trong thịt cừu phổ biến nhất là acid linoleic liên hợp tốt với sức khỏe mẹ bầu.

Thịt cừu là nguồn cung cấp rất tốt về chất sắt vì chất sắt trong thịt ở dạng heme là dạng cơ thể dễ hấp thụ, cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng, cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung của não. Vì vậy thịt cừu thích hợp với phụ nữ có thai và người thiếu máu.

Sườn cừu

Lượng kẽm cao trong thịt có tác dụng tốt hổ trợ cơ thể chống bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành. Tỷ lệ cao của các vitamin B12, Niacin giúp cơ thể tạo thêm hồng huyết cầu. Ngoài ra, kẽm và vitamin B12 trong thịt cừu còn có tác dụng giảm cholesterol và ngừa loãng xương.

Ngoài các vitamin và khoáng chất, thịt cừu có chứa một số dưỡng chất và các chất chống oxy hoá tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu, như Creatine có lợi cho phát triển cơ bắp, Taurine có lợi cho tim và cơ, Glutathione chống stress oxy hóa.

Thịt cừu áp chảo

Nhờ những dưỡng chất này, thịt cừu trở thành loại thực phẩm hoàn hảo với những người muốn cải thiện sức chịu đựng, phòng ngừa thiếu máu, hay mệt mỏi mà các mẹ bầu thường xuyên mắc phải.

Các bạn đã có cái nhìn tổng quan về dinh dưỡng cho suốt thai kỳ rồi đúng không ạ. Dưới đây là bảng tổng hợp chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn thai kỳ được Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến (Viện dinh dưỡng quốc gia)

Tóm lại, dinh dưỡng cho bà bầu trong các tháng luôn cần phải đảm bảo, không nên thừa hay thiếu bất kỳ dưỡng chất nào. Với những gợi ý nêu trên, Vinh Hạnh Food hy vọng các bà bầu sẽ có cái nhìn chính xác về chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Thực phẩm tốt luôn đi đôi với lựa chọn thông minh, hãy lựa chọn sản phẩm hữu cơ để có chế độ ăn an toàn nhé.

Bạn cũng nên xem ngay thịt cừu ướp gia vị áp chảo của Vinh Hạnh đang được giảm giá trong tháng 8 chỉ còn 330k/kg.

Vinh Hạnh Food chuyên cũng cấp các sản phẩm từ thịt cừu, được nuôi theo phương pháp hữu cơ tại Ninh Thuận. Sẽ là lựa chon hoàn hảo cho các bà bầu để có bữa ăn ngon đảm bảo sức khỏe. Vinh Hạnh hân hạnh được mang bữa ăn an toàn đến với mọi người.

Trả lời